Gây Mê Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Và Các Phương Pháp Gây Mê

Mục Lục Nội Dung Bài Viết

5/5 - (100 bình chọn)

Gây mê là gì? Quy trình gây mê gồm có bao nhiêu bước? Những phương pháp nào thường được sử dụng trong gây mê? Gây mê có gây mất trí nhớ không? Sau khi thực hiện gây mê bao lâu thì tỉnh? Đây là những câu hỏi thường gặp nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người về quy trình này. Để hiểu rõ và có cái nhìn tổng quát hơn về gây mê thì mời bạn đọc cùng Thuốc Mê Minh Hải theo dõi bài viết sau nhé.

Gây mê là gì?

Gây mê là phương pháp được thực hiện bằng cách đưa thuốc gây mê vào cơ thể người bệnh thông qua đường hô hấp, đường tĩnh mạch hoặc trực tràng, bắp thịt… Việc này sẽ có tác động đến não bộ khiến bệnh nhân trở nên vô cảm và mất đi các phản xạ, cảm giác cũng như ý thức tạm thời. Nhìn chung là gây ra mất trí nhớ tạm thời.

Người bệnh sẽ không có cảm giác đau cũng như không còn nhớ những gì đã diễn ra trong suốt quá trình phẫu thuật. Trong một số trường hợp nếu thuốc không đủ liều tác dụng thì bệnh nhân có thể bị thức tỉnh trong khi mê nhưng đây là tình huống hiếm gặp.

Gây mê
Gây mê là phương pháp vô cảm khiến bệnh nhân mất đi ý thức tạm thời và rơi vào trạng thái ngủ sâu

Những giai đoạn bệnh nhân sẽ trải qua khi được gây mê:

  • Giảm đau: Là giai đoạn đầu khi mới bắt đầu tiêm thuốc. Lúc này bệnh nhân vẫn còn có ý thức những sẽ cảm thấy hơi buồn ngủ để đáp ứng được với các kích thích khi giảm đau
  • Kích thích: Bước vào giai đoạn 2 thì ý thức của người bệnh bắt đầu mất dần. Dưới sự tác động của thuốc lên vỏ não thì đôi khi bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái kích động, giãy giụa, nôn ói,…
  • Phẫu thuật: Cuối cùng, bệnh nhân sẽ mất hẳn ý thức và phản xạ, cơ vân giãn, mắt ngừng cử động và hô hấp nông dần

Tổng hợp các phương pháp gây mê hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp gây mê, sử dụng phương pháp nào sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là 3 loại phương pháp gây mê phổ biến hiện nay thường được các cơ sở y tế thực hiện:

1. Gây mê qua đường hô hấp

Gây mê qua đường hô hấp được hiểu là quá trình đưa thuốc mê vào cơ thể người bệnh thông qua đường hô hấp. Khi sử dụng phương pháp này thì các bác sĩ thường dùng thuốc mê dạng hơi (khí) hay các loại thuốc ở dạng dung dịch lỏng cho bốc hơi. Sử dụng phương pháp gây mê đường hô hấp thì người bệnh sẽ cần dùng các máy thở chuyên dụng trong bệnh viện, thở thông qua mặt nạ mũi hay mặt nạ thanh quản,…

Gây mê qua đường hô hấp được ứng dụng rất nhiều trong các cuộc phẫu thuật vì dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Trong xuyên suốt của cả quá trình gây mê từ tiền mê, khởi mê đến duy trì mê thì thì thuốc mê đường hô hấp sẽ được kết hợp cùng nhiều loại thuốc khác như thuốc an thần, thuốc giãn cơ,… Điều này sẽ giúp hạn chế được các tác dụng phụ tiêu cực từ thuốc mê có thể xảy ra nhưng vẫn đảm bảo được tác dụng gây mê trong quá trình thực hiện phẫu thuật.

Gây mê
Gây mê đường hô hấp là phương pháp mang lại hiệu quả cao, thực hiện bằng cách đưa thuốc mê vào cơ thể qua đường hô hấp

2. Gây mê qua đường khác

Phương pháp thứ 2 này được chia thành 3 nhánh nhỏ gồm: Gây mê qua đường tĩnh mạch, trực tràng và bắp thịt.

Gây mê qua đường tĩnh mạch:

Gây mê qua đường tĩnh mạch được thực hiện bằng cách đưa thuốc mê vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Các loại thuốc mê thường được dùng trong phương pháp này là thuốc mê dạng nước và dạng bột được hòa tan. Phương pháp này được đánh giá là khá khó bởi liều lượng thuốc được sử dụng cần phải tính toán kỹ càng và trong quá trình phẫu thuật phải đảm bảo người bệnh luôn trong quá trình hôn mê sâu.

Giống như gây mệ qua đường hô hấp thì khi thực hiện gây mê qua đường tĩnh mạch cũng cần dùng chung với các loại thuốc khác nhau để hạn chế được tối đa các tác dụng ngoài ý muốn của thuốc mê. Ưu điểm của phương pháp này đó là không cần đến sự hỗ trợ của các dụng cụ hay kỹ thuật đặc biệt, không gây cháy hay ô nhiễm môi trường và vì được tiêm trực tiếp vào cơ thể nên những người ở phòng phẫu thuật cũng không hít phải những hơi mê độc hại.

gây mê
Phương pháp gây mê tĩnh mạch

Gây mê qua đường trực tràng:

Như tên gọi thì có thể hiểu phương pháp này là cách đưa thuốc mê vào trực tràng của bệnh nhân. Các loại thuốc mê thường được sử dụng là Thiopental, Ketamin,… Gây mê qua đường trực tràng khi thực hiện đòi phải thông qua nhiều bước phức tạp, yêu cầu độ kỹ thuật cao nhưng hiệu quả lại không được tối ưu so với những phương pháp gây mê khác. Chính vì vậy mà ngày nay nó không được sử dụng nhiều và đa phần được dùng trong các trường hợp gây mê cơ sở cho trẻ em hoặc khi không thực hiện được các phương pháp khác.

Gây mê qua đường bắp thịt:

Phương pháp này là cách đưa thuốc mê vào cơ thể bệnh nhân thông qua bắp thịt. Tương tự như gây mê qua đường trực tràng thì gây mê qua đường bắp thịt thì các bác sĩ đa số sẽ sử dụng các loại thuốc mê là Thiopental, Ketamin,… Hiện nay phương pháp này cũng có tính ứng dụng không cao và rất ít khi được chỉ định sử dụng.

3. Gây mê phối hợp

Gây mê phối hợp hiểu đơn giản là cách kết hợp cùng nhiều phương pháp gây mê khác nhau trong một quá trình gây mê thông thường. Nói một cách dễ hiểu hơn thì có thể ở giai đoạn khởi mê bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp gây mê thông qua đường hô hấp nhưng tiền mê lại dùng phương pháp tĩnh mạch. Cùng với đó, quá trình gây mê bằng phương pháp này cũng sẽ được sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc an thần, thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ,…

Hiện nay phương pháp gây mê phối hợp khá được ưa chuộng và sử dụng nhiều vì nó có thể ngăn chặn được các tác dụng phụ cũng như biến chứng không mong muốn của thuốc mê có thể gây ra. Tuy nhiên cũng chính vì sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nên cả trước và sau quá trình gây mê thì người bệnh cần phải được bác sĩ theo dõi và chuẩn đoán trước những rủi ro có thể gặp phải.

gây mê
Gây mê phối hợp được dùng phổ biến hiện nay vì hiệu quả cao và hạn chế được các biến chứng, tác dụng phụ không mong muốn

Quy trình gây mê được diễn ra như thế nào?

Gây mê là phương pháp khá phức tạp vì vậy trong quá trình gây mê cần được theo dõi và thực hiện cẩn thận theo từng bước bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Quy trình gây mê thường sẽ được tiến hành như sau:

1. Khám tiền mê

Khám tiền mê là bước mà bác sĩ sẽ gặp trực tiếp bệnh nhân để trao đổi về tình trạng sức khỏe cũng như giải đáp các thắc mắc từ người bệnh (nếu có). Đây là bước cần thiết và rất quan trọng trước mỗi cuộc phẫu thuật để vừa tìm hiểu bệnh, gây kế hoạch hôn mê và giúp bệnh nhân giải tỏa được phần nào áp lực, lo lắng.

Những việc bác sĩ thường làm khi khám tiền mê gồm:

  • Ghi nhận các thông tin cơ bản của bệnh nhân như chiều cao, cân nặng, thói quen, dị ứng,…
  • Thực hiện kiểm tra tổng quát: Nhóm máu, siêu âm, chụp X quang, kiểm tra hệ hô hấp,…
  • Ghi nhận tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để tránh tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra
  • Nắm rõ tình trạng bệnh hiện tại, các tiền sử bệnh án hay những cuộc phẫu thuật từng được tiến hành trước đó,…
  • Giải đáp các câu hỏi, thắc mắc từ phía bệnh nhân và gia đình

Thông qua những thông tin thu thập được khi khám tiền mê thì bác sĩ có thể hiểu và nắm rõ được tình trạng của người bệnh để chọn loại thuốc mê phù hợp và lên các phương pháp dự trù khi thực hiện phẫu thuật. Dự đoán được các tình huống xấu có thể xảy ra để chuẩn bị những biện pháp đối phó phù hợp. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ thông báo trước cho bệnh nhân và gia đình của họ những thông tin chi tiết cần thiết để chuẩn bị trước tinh thần.

2. Tiền mê

Ở bước này bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng các loại thuốc an thần qua đường uống hoặc tiêm vào cơ thể. Điều này sẽ giúp phòng ngừa tối đa các nguy cơ xấu có thể xảy đến trong quá trình gây mê. Việc chọn loại thuốc nào, sử dụng ra sao cần được bác sĩ chuyên môn trực tiếp lựa chọn và thực hiện.

Lợi ích của quá trình tiền mê có thể kể đến như:

  • Giúp người bệnh giảm bớt lo lắng, căng thẳng,…
  • Làm giảm sự tiết dịch trong hệ hô hấp của người bệnh
  • Hạn chế các cơn đau, khả năng có thể bị nôn ói,…
  • Cân bằng nhịp tim và giữ huyết áp của người bệnh ở mức ổn định
  • Ổn định một số các cơ quan chức năng khác

3. Khởi mê (dẫn mê)

Đây là giai đoạn mà bệnh nhân sẽ bắt đầu tiếp nhận thuốc mê cho đến khi hoàn toàn chìm vào trạng thái hôn mê sâu. Ban đầu khi thuốc chưa được ngấm hoàn toàn vào cơ thể thì bệnh nhân vẫn sẽ tồn tại ý thức. Đôi khi có một số trường hợp thuốc có thể tác động khiến bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện như kích động, khó thở, thở nhanh,… và nguy hiểm nhất là có thể làm tim ngừng đập.

Giai đoạn khởi mê được đánh giá là ẩn chứa khá nhiều nguy hiểm. Trong suốt giai đoạn này bắt buộc bệnh nhân phải luôn được theo dõi thật cẩn thận. Bác sĩ sẽ phải đánh giá tình hình và đưa ra những phương án khắc phục kịp thời nếu như không may rủi ro có thể xảy ra. Khi chắc chắn rằng bệnh nhân đã ổn định và không có gì bất ổn thì cuộc phẫu thuật mới được thực hiện.

gây mê
Khởi mê là quá trình người bệnh bắt đầu tiếp nhận thuốc mê để rơi vào giấc ngủ sâu

4. Duy trì mê

Duy trì mê là là giai đoạn tiếp tục sử dụng thuốc mê để kéo dài thời gian mê cho người bệnh. Sau khi khởi mê, tình hình của người bệnh đã ổn định và vẫn ở trong trạng thái hôn mê sâu, các cơ quan chức năng trong cơ thể vẫn bình thường thì các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân trong giai đoạn này.

Quy trình duy trì mê vẫn còn ẩn chứa khá nhiều nguy hiểm vì có thể gây ảnh từ các bước trong tiến trình phẫu thuật hoặc thuốc mê xảy ra các tác dụng phụ,… Vì vậy trong giai đoạn này thì các bác sĩ vẫn cần phải tiếp tục theo dõi và đánh giá, nhanh chóng đưa ra các biện pháp, phương án khắc phục mà các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải trong duy trì mê như: Cơ thể bị thiếu oxy và dư CO2, ngừng hô hấp, thân nhiệt bị giảm, chảy nhiều máu do các tác động trong lúc phẫu thuật,… Tình trạng cháy máu nhiều có thể gây thiếu máu vì vậy khi khám tiền mê thấy người bệnh có nhóm máu hiếm thì có thể dự trữ máu trước đó.

5. Thoát mê (kết thúc mê)

Có thể hiểu thoát mê là giai đoạn mà cơ thể của người bệnh không còn sử dụng đến thuốc mê nữa và cuộc phẫu thuật đã hoàn toàn kết thúc. Người bệnh sẽ dần tỉnh lại, thuốc mê được đào thải và các chức năng dần ổn định lại bình thường. Giai đoạn này sẽ thường được kéo dài trong khoảng từ 2 – 3 giờ.

Mặc dù ở giai đoạn thoát mê bệnh nhân đã tỉnh nhưng vẫn sẽ còn phải chịu một số ảnh hưởng từ cuộc phẫu thuật như chảy máu, đau sau phẫu thuật,…. Một số biến chứng có thể gặp sau khi thoát mê như nôn, tắc đường hô hấp, phù thanh môn, hạ thân nhiệt,… và thậm chí còn gây ra tử vong.

Vì vậy để đảm bảo toàn cho bệnh nhân thì trong quá trình thoát mê bệnh nhân vẫn cần được thoi dõi tại phòng mổ cho đến khi tỉnh hoàn toàn để có thể phát hiện được những bất thường xảy ra và khắc phục kịp thời.

gây mê
Giai đoạn thoát mê thường kéo dài từ 2 – 3 giờ và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm vì vậy người bệnh cần được theo dõi xuyên suốt từ bác sĩ

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp nhất liên quan đến gây mê

Xoay quanh gây mê có rất nhiều những câu hỏi và thắc mắc của bạn đọc được gửi đến Thuốc Mê Minh Hải. Nhằm giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về quá trình này thì chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất và giúp bạn giải đáp ngay sau đây.

1. Vì sao khi phẫu thuật thì cần phải thực hiện gây mê?

Nghiên cứu khoa học đã cho thấy sợ hãi và đau đớn quá sức chịu đựng có thể làm ngưng tim do phản xạ tự nhiên của cơ thể, điều này sẽ dẫn đến khả năng chết người. Chính vì vậy việc thực hiện các loại gây mê là cần thiết để người bệnh không cảm nhận được sự đau đớn cũng như lo lắng, sợ sệt đối với quá trình phẫu thuật.  Ngoài ra, gây mê cũng giúp bệnh nhân nằm yên, không có bất cứ cử động nào như vậy mới giúp cho các bác sĩ tiến hành mổ các bộ phận trên cơ thể dễ dàng và chính xác.

Từ đó có thể thấy nếu như không gây mê thì việc phẫu thuật ít nhiều sẽ có những cản trở lớn đến từ người bệnh. Vì vậy đây là quy trình rất quan trọng và cần thiết trước khi thực hiện phẫu thuật.

2. Mất trí nhớ sau gây mê – Có hay không?

Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này bởi vì gây mê không hề làm mất đi trí nhớ như chúng ta vẫn tưởng. Gây mê chỉ tạm thời làm não bộ không ghi nhớ những gì đã diễn ra khi phẫu thuật mà thôi.

Kết luận này đã được xác định qua các nghiên cứu khoa học, bao gồm cả những nghiên cứu so sánh giữa phẫu thuật gây mê và không gây mê. Tất cả đều cho thấy trẻ em lớn hơn 2 tuổi và người trưởng thành sẽ không bị mất trí nhớ do gây mê.

gây mê
Gây mê không gây mất trí nhớ cho người bệnh

3. Trước khi gây mê cần chuẩn bị những gì?

Thực hiện các kiểm tra toàn diện là vấn đề cần thiết trước khi mổ. Nếu bạn có bệnh mãn tính thì quá trình kiểm tra sẽ có sự kỹ lưỡng và chi tiết hơn nhiều. Ngoài ra, ở một số bệnh viện sẽ có những bảng câu hỏi để đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần hiện tại của người bệnh. Bạn nên phối hợp với bác sĩ để được chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật tốt hơn.

Tiếp theo, dạ dày cần hoàn toàn trống rỗng trước khi gây mê để phòng ngừa trường hợp thức ăn có trong dạ dày trào ngược làm tắt nghẽn đường thở. Do đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhịn uống trước khi mổ 3 tiếng và nhịn ăn 6 tiếng đồng hồ.

4. Có trường hợp nào bị tỉnh khi đang phẫu thuật không?

Nhiều người lo ngại về việc bác sĩ có thể quên cho thêm thuốc mê khiến bệnh nhân tỉnh ngoài ý muốn. Tuy nhiên điều này ở thời điểm hiện tại là rất khó xảy ra.

Bởi vì thứ nhất là huyết áp và nhịp tim của người bệnh sẽ tăng lên nếu như thuốc mê thiếu đi một chút, do đó, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và cho thêm thuốc.

Thứ hai là quy trình này đã được tự động hóa do bác sĩ hoàn toàn có thể tính toán được liều lượng cần thiết cho một ca phẫu thuật kéo dài trong khoảng thời gian nhanh hay lâu.

5. Có hại gì không nếu gây mê liên tiếp nhiều lần?

Không có hại gì nếu như người bệnh phải gây mê liên tiếp nhiều lần. Bởi các loại thuốc mê sau cuộc phẫu thuật sẽ được đào thải hoàn toàn do khỏi cơ thể vì vậy mà bạn không cần phải lo lắng.

6. Sau gây mê bao lâu thì tỉnh?

Khó có thể xác định được thời gian chính xác sau bao lâu thì bệnh nhân sẽ hoàn toàn tỉnh táo bởi điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố như loại thuốc mê, liều lượng sử dụng và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân. Sau khi thuốc ngừng đưa vào cơ thể thì sau khoảng 15 – 30 phút bệnh nhân sẽ dần dần tỉnh táo và có ý thức. Sẽ mất thêm từ 1 – 2 giờ hoặc lâu hơn để người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và hồi phục lại bình thường.

Đa số các loại thuốc mê hiện nay đều được đào thải qua gan và thận do đó đối với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng hoặc mắc các bệnh lý liên quan tới hai cơ quan này thì thời gian đào thải thuốc sẽ lâu hơn so với người bình thường.

Thuốc Mê Minh Hải – Nơi cung cấp thuốc mê uy tín và chính hãng

Hy vọng qua những thông tin về gây mê mà Thuốc Mê Minh Hải vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu được gây mê là gì đồng thời trang bị thêm cho mình những thông tin tổng quan và toàn diện về quá trình này. Gây mê cần được thực hiện ở những cơ sở y tế cũng như có sự chuẩn bị tốt về các trang thiết bị hiện đại, các loại thuốc mê chính hãng, đảm bảo chất lượng.

Hiện nay, Thuốc Mê Minh Hải là địa chỉ chuyên cung cấp thuốc mê uy tín và đáng tin cậy có các hệ thống trên khắp cả nước. Để tránh mua nhầm phải những sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

  • Chúng tôi là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các loại thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc kích dục,… được người tiêu dùng đánh giá cao, tin tưởng ủng hộ thường xuyên
  • Thuốc Mê Minh Hải hoạt động với phương châm luôn đặt khách hàng lên trên hết vì vậy mà chúng tôi nói không với hàng giả, hàng trôi nổi gây hại đến sức khỏe. Các sản phẩm cam kết 100% chính hãng, có đầy đủ giấy tờ chứng minh được nguồn gốc xuất xứ và kiểm định về chất lượng của sản phẩm với mức giá phải chăng, ổn định
  • Với đội ngũ nhân viên thân thiện và tận tâm, có hiểu biết rõ về từng loại thuốc và luôn nhiệt tình sẵn sàng giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp
  • Ngoài hình thức bán hàng trực tiếp chúng tôi còn nhận giao hàng trên khắp cả nước với mức phí rẻ, sản phẩm đóng gói cẩn thận, thời gian giao hàng nhanh chóng, khách hàng được kiểm tra sản phẩm trước khi tiến hành thanh toán

VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CÁCH DÙNG VÀ ĐẶT HÀNG MỘT CÁCH CHI TIẾT NHẤT !

TƯ VẤN ĐẶT HÀNG 24/7: 0987700004

Địa chỉ TPHCM: 15k, Phan Văn Trị, phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ Đà Nẵng: Ngã 3 Huế, TP. Đà Nẵng

Địa chỉ Hà Nội: Số 168, Đỗ Đức Dục, Hà Nội

Email: [email protected]

Website: tribenhmatngu.net

Chỉ đường: https://goo.gl/maps/aJyYbFBGq1JYEhS59

Có thể bạn quan tâm:

Cơ chế tác dụng thuốc gây mê: Cơ chế lý hóa và cơ chế về sinh lý

#3 Thuốc Mê Dạng Bột Giá Rẻ Chính Hãng Hiệu Quả Cực Nhanh

#5 Thuốc Mê Dạng Nước Giá Rẻ Tác Dụng Nhanh Được Tin Dùng

Cùng chuyên mục

13 Tháng Mười Hai, 2019
Do nhu cầu sử dụng thuốc mê ngày càng nhiều, các loại thuốc mê giá rẻ mới càng ra nhiều. Những loại thuốc mê mới được thiết kế sao cho phù hợp với nhiều đối tượng...
30 Tháng Mười Một, 2019
Hiện nay, với bao bộn bề áp lực của cuộc sống thì thuốc ngủ ativan sẽ là giải pháp hiệu quả nhất dành cho bạn. Xua tan đi những nỗi lo âu áp lực của cuộc sống. Thuốc mê Minh...
23 Tháng Năm, 2020
Giới thiệu một số bài thuốc Đông y trị mất ngủ rất được tin dùng - Thuốc Mê Minh Hải là địa chỉ mua thuốc ngủ...
6 Tháng Năm, 2021
Thuốc Dexmedetomidine là loại thuốc gì? Có tác dụng hữu ích ra sao? Với những tác dụng của thuốc có thể chỉ định dùng cho trường hợp nào cũng như đối tượng nào thì không được sử dụng? Cách...
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline Chat Zalo Chat Online